Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức hội nghị, thông tin tóm tắt dự kiến đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đến các địa phương, chuẩn bị cho việc lấy ý kiến cử tri.
Ngày 22-4, Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ lấy ý kiến cử tri về dự thảo đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh.
Long Đất – huyện Anh hùng có truyền thống lịch sử
Tại hội nghị, Sở Nội vụ báo cáo tóm tắt dự thảo đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh. Theo đó, giai đoạn 2023- 2025, Bà Rịa – Vũng Tàu có một ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp là huyện Long Điền; bốn ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp, bao gồm một phường và ba xã.
Về phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, dự kiến nhập toàn bộ diện tích, dân số của huyện Long Điền vào huyện Đất Đỏ, thành lập huyện Long Đất.
Các đại biểu dự hội nghị được nghe dự thảo phương án sắp xếp ĐVHC của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn 2023-2025 và hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri. Ảnh: BT
Về cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC thì Long Đất là tên gọi của ĐVHC có từ tháng 5-1951 khi đó tỉnh Bà Rịa-Chợ Lớn được thành lập (gọi tắt là tỉnh Bà Chợ), huyện Long Đất được hình thành trên cơ sở sáp nhập hai huyện Long Điền và Đất Đỏ thành huyện Long Điền – Đất Đỏ (gọi tắt là Long Đất).
Qua nhiều lần chia tách, sáp nhập 2 huyện trong lịch sử trước đây, đến ngày 9-12-2003, Chính phủ ban hành Nghị định tách huyện Long Đất thành huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ.
Bà Rịa- Vũng Tàu dự kiến huyện Long Điền, Đất Đỏ sau sáp nhập có tên Long Đất. (Ảnh một góc huyện Long Điền hiện nay): KN
Vì vậy, huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ có chung các yếu tố đặc thù về truyền thống, lịch sử hình thành, kết cấu cộng đồng dân cư và phong tục tập quán của địa phương.
Ngày 6-11-1978, huyện Long Đất được Chủ tịch nước công nhận là Tập thể Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tên gọi huyện Long Đất là phù hợp gắn với các yếu tố lịch sử. Đây cũng là địa danh có từ lâu đời và có sự kết hợp hài hòa của 2 địa phương, phù hợp với quy định Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
Số ĐVHC trực thuộc sau sáp nhập có 11 ĐVHC cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 xã và 4 thị trấn (sáp nhập đồng thời 4 xã trực thuộc). Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC tại trụ sở của huyện Đất Đỏ hiện hữu.
Dự kiến tên gọi mới các xã sau sáp nhập
Về phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã trực thuộc ĐVHC cấp huyện, theo dự thảo đề án của tỉnh sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã An Nhứt vào xã An Ngãi, xã Tam Phước (hiện thuộc huyện Long Điền) thành lập xã Tam An. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC là trụ sở xã Tam Phước hiện hữu.
Năm 1984, huyện Long Đất khi đó gồm có 11 xã thị trấn, gồm thị trấn Long Điền, thị Trấn Long Hải và các xã An Ngãi, Láng Dài, Long Tân, Phước Hải, Phước Long Hội, Phước Long Thọ, Phước Thạnh, Phước Tỉnh và Tam An. Năm 1999, xã Tam An tách thành xã An Nhứt và xã Tam Phước.
Tên gọi xã Tam An là phù hợp gắn với các yếu tố lịch sử. Đây cũng là địa danh có từ lâu đời và có sự kết hợp hài hòa của 3 địa phương, phù hợp với quy định Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xã thuần nông An Nhứt sẽ được sáp nhập với các xã Tam Phước, An Ngãi (huyện Long Điền) để thành xã Tam An (thuộc huyện Long Đất). Ảnh minh họa: TK
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) vào xã Phước Hội. Thành lập xã Phước Hội. Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC tại trụ sở xã Phước Hội hiện hữu.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) vào thị trấn Phước Hải, thành lập thị trấn Phước Hải. Nơi đặt trụ sở làm việc tại trụ sở xã Long Mỹ hiện hữu.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Phước Hiệp (TP. Bà Rịa) vào phường Phước Trung (TP. Bà Rịa); Thành lập phường Phước Trung, nơi đặt trụ sở làm việc tại trụ sở phường Phước Trung hiện hữu.
Theo dự thảo đề án, sau sắp xếp thì tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu sẽ có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 77 ĐVHC cấp xã.
Ông Đỗ Hữu Hiền, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thông tin các nội dung định hướng tuyên truyền về việc lấy ý kiến cử tri đối với đề án sắp xếp ĐVHC. Ảnh: TK
Quá trình sắp xếp ĐVHC, lấy ý kiến cử tri, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 như trên phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu sắp xếp, tổ chức, tăng quy mô đơn vị hành chính; góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của tổ chức chính trị, quản lý chính quyền cơ sở; cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy tiềm năng, nội lực, hiệu quả đầu tư kinh tế – xã hội; phù hợp với các chủ trương và định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quá trình tổ chức lập phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đảm bảo khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; trình tự, thủ tục đúng quy định của pháp luật.
Việc xác định tên gọi của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp, lựa chọn vị trí đặt công sở, các chế độ, chính sách đặc thù,… khi thực hiện phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 đã được các địa phương, đơn vị tập trung tuyên truyền, triển khai sâu rộng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
window.addEventListener(“load”, function(){
let ids = [“url_origin_cut”, “url_origin_full”];
origin_decode(ids, “[Link nguồn]”);
});
window.addEventListener(“24hJsLoaded”, function(){
if(typeof origin_decode == “undefined”){
return;
}
let ids = [“url_origin_cut”, “url_origin_full”];
origin_decode(ids, “[Link nguồn]”);
});
banner_tostring(ADS_201_15s, “ADS_201_15s”);
Nghệ An – UBND tỉnh Nghệ An không chấp thuận tờ trình tên xã mới sau sáp nhập của huyện Quỳnh Lưu, trong đó có việc đổi tên xã Quỳnh Đôi, quê nữ sĩ Hồ Xuân Hương.